• http://www.axi.com/int
  • http://www.axi.com/eu
  • http://www.axi.com/uk
  • http://www.axi.com/au
  • http://www.axi.group/ar-ae
  • http://www.axi.group/en-ae
  • /en-my
  • /cn
  • http://www.axiedge.pro/chn
  • http://www.axi.com/es-mx
  • http://www.axi.com/fr-ma
  • http://www.edge-cn.co/id
  • http://www.axi.com/it-ch
  • http://www.axi.com/jp
  • http://www.axi.com/kr
  • http://www.axi.com/pl
  • http://www.axi.com/pt
  • http://www.axi.com/th
  • http://www.axi.com/tw
  • http://www.axiedge.website/vn
  • http://www.axi.com/zh-au
  • http://www.axi.com/za
  • http://www.solarisih.com/vu
Form not found

Giao dịch CFD là gì và làm thế nào để giao dịch CFD?

Education /
Milan Cutkovic
CFD Trading Guide

CFD là gì?

CFD là từ viết tắt của “Contract for Difference” (Hợp đồng chênh lệch), đây là một loại công cụ tài chính phái sinh cho phép nhà giao dịch đầu cơ vào biến động giá của nhiều loại tài sản cơ sở như cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ hoặc chỉ số mà không cần thực sự sở hữu tài sản cơ sở đó.

 

Thị trường CFD là gì?

Bạn có thể giao dịch hợp đồng chênh lệch với nhiều loại sản phẩm và tài sản. Các loại CFD chính trong thị trường này bao gồm: 

  • Ngoại hối: Ngoại hối, viết tắt là “FX”, nghĩa là trao đổi ngoại tệ, còn “giao dịch ngoại hối” nghĩa là hành động mua hoặc bán các cặp tiền tệ chính, phụ và hiếm. Các cặp tiền tệ ngoại hối chính sẽ bao gồm đô la Mỹ, chẳng hạn như EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, AUD/USD, USD/CAD và USD/CHF. Các cặp tiền tệ phụ bao gồm EUR/GBP, GBP/JPY, GBP/CAD, CHF/JPY, EUR/AUD và NZD/JPY. Các cặp tiền tệ hiếm là các cặp kết hợp một trong 8 loại tiền tệ chính và một loại tiền tệ của một nền kinh tế mới nổi hoặc đang phát triển như AUD/SEK (Đô la Úc/Krona Thụy Điển), CAD/SGD (Đô la Canada/Đô la Singapore) và GBP/CZK (Bảng Anh/Koruna Cộng hòa Séc).
  • Cổ phiếu: Thị trường cổ phiếu là nơi các nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phiếu của các công ty giao dịch đại chúng. Thị trường cổ phiếu lớn nhất và phổ biến nhất trên thế giới là thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ, gồm hơn 4.000 công ty từ các sàn giao dịch chứng khoán như NYSE (Sàn giao dịch chứng khoán New York), NASDAQ, AMEX, v.v. Khi sử dụng CFD, bạn có thể giao dịch nhiều loại cổ phiếu như cổ phiếu tăng trưởng hàng đầu (cổ phiếu được cho là có tiềm năng cao trong tương lai) và cổ phiếu giá trị (cổ phiếu được cho là đang giao dịch dưới mức giá trị thực của chúng). Các cổ phiếu tăng trưởng phổ biến gồm cổ phiếu từ các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ, thường được gọi là FAANG: Facebook (META), Amazon (AMZN), Apple (AAPPL), Netflix (NFLX), và Alphabet (GOOG).
  • Chỉ số: Chỉ số là “nhóm” các cổ phiếu riêng lẻ nhưng có liên quan tới nhau. Ví dụ: chỉ số S&P 500 là hiệu suất cổ phiếu tổng thể của 500 công ty lớn nhất được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán ở Hoa Kỳ, còn NDXT (Chỉ số ngành công nghệ NASDAQ-100) là hiệu suất hoạt động của 100 công ty công nghệ hàng đầu. Các chỉ số thường được xếp hạng bởi các tổ chức độc lập như FTSE Group, Deutsche Börse và Standard & Poor's. Một vài chỉ số phổ biến nhất bao gồm S&P 500, Dow Jones, NYSE, NASDAQ và FTSE 100.
  • Hàng hóa: Hàng hóa là vật liệu thô phổ biến được dùng để sản xuất các loại mặt hàng khác hoặc được giao dịch trên thị trường mở. Hàng hóa có thể được chia thành hai loại: hàng hóa mềm và hàng hóa cứng. Các sản phẩm nông nghiệp như cà phê và ca cao được coi là hàng hóa mềm, còn các kim loại quý như vàng hoặc bạc và năng lượng như khí tự nhiên và dầu được coi là hàng hóa cứng.
  • Tiền điện tử: Các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum, và Litecoin là một dạng tiền kỹ thuật số tương đối mới và sử dụng các mạng ngang hàng phi tập trung có tên là chuỗi khối. Không như các loại tiền truyền thống mà ngân hàng trung ương phát hành, tiền điện tử thường không được chính phủ hoặc tổ chức tài chính giám sát và không cần có một bên trung gian tài chính nào vận hành. Thay vào đó, mạng tiền điện tử được quản lý bởi những người tham gia mạng đó. Họ sẽ là người xác minh và xác nhận các giao dịch.
  • Lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO): IPO là quá trình một công ty tư nhân lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng và mời các nhà đầu tư tiềm năng đầu tư vào cổ phiếu của mình thông qua sàn giao dịch chứng khoán. Khi giao dịch IPO với CFD, bạn sẽ mua hoặc bán dựa trên biến động giá cổ phiếu. Nghĩa là bạn có thể mở lệnh bán cổ phiếu IPO tùy theo chiến lược của mình cũng như kết quả IPO mà bạn kỳ vọng.

 

Giao dịch CFD là gì?

Khi giao dịch CFD, bạn sẽ ký hợp đồng với một nhà môi giới để trao đổi mức chênh lệch giá của tài sản cơ sở giữa thời điểm mở hợp đồng và đóng hợp đồng. Nếu bạn tin rằng giá thị trường của tài sản (ví dụ: tiền ngoại hối, cổ phiếu, hàng hóa) sẽ tăng lên, bạn có thể đặt lệnh mua, và nếu bạn nghĩ rằng giá sẽ giảm xuống, bạn có thể đặt lệnh bán. Lời hoặc lỗ sẽ được xác định bởi mức chênh lệch về biến động giá của tài sản trên thị trường mở.

 

Giao dịch CFD hoạt động như thế nào?

Giao dịch CFD cho phép bạn đầu cơ vào biến động giá của một công cụ tài chính mà không cần phải sở hữu tài sản cơ sở đó. Nếu giá thị trường của tài sản đi cùng hướng với giao dịch CFD của bạn, bạn sẽ kiếm được lợi nhuận.

Bạn cần chú ý tới hai mức giá khi giao dịch CFD: giá “mua” và giá “bán”. Việc bạn mua hay bán sẽ phụ thuộc vào việc bạn nghĩ giá sẽ tăng lên hay giảm xuống.

  • Lệnh mua: Lệnh mua sẽ diễn ra khi nhà giao dịch đặt một giao dịch MUA. Với lệnh này, nhà giao dịch tin rằng giá trị tài sản sẽ tăng lên theo thời gian. Nhà giao dịch sẽ MUA với mức giá thấp, nhưng sẽ BÁN khi giá tăng lên.
  • Lệnh bán: Lệnh bán sẽ diễn ra khi nhà giao dịch cảm thấy giá trị tài sản sẽ giảm xuống và chọn lệnh BÁN.

Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này qua một số ví dụ sau đây:

  • Ví dụ về giao dịch CFD vàng: Bạn thấy rằng hiện tại, vàng đang có giá là 1.820 USD. Khi theo dõi tin tức thị trường và phân tích kinh tế, bạn suy đoán rằng giá vàng sẽ tăng lên. Do đó, bạn mở một lệnh “mua” với giá mua vào hiện tại. Giả sử, tại thời điểm đóng hợp đồng, giá vàng tăng lên 1.901 USD. Hướng thị trường này khớp với hướng giao dịch của bạn, nhờ đó, bạn đã thu về lợi nhuận qua lệnh CFD của mình. Tuy nhiên, nếu giá giảm xuống dưới giá mua ban đầu của bạn, bạn sẽ bị lỗ.
  • Ví dụ về giao dịch CFD cổ phiếu: Sau khi Meta đăng báo cáo thu nhập đáng thất vọng, bạn tin rằng công ty này đã được định giá quá cao và đây là thời điểm giá cổ phiếu của Meta bắt đầu điều chỉnh sâu hơn chứ không phải chỉ là một đợt bán tháo tạm thời. Do đó, bạn quyết định đặt lệnh bán cổ phiếu Meta ở mức giá 250 USD. Nếu cổ phiếu Meta tiếp tục trượt giá, giao dịch của bạn sẽ có lời. Tuy nhiên, nếu giá Meta tăng trở lại trên 250 USD, bạn sẽ phải bị thua lỗ với lệnh này.

 

Tại sao bạn nên giao dịch CFD?

Ưu điểm chính khi giao dịch CFD là bạn có thể tiếp cận nhiều thị trường và nhiều loại tài sản khác nhau. Với CFD, nhà giao dịch có thể tiếp cận nhiều công cụ tài chính khác nhau như cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và tiền tệ, tất cả đều trên một nền tảng giao dịch duy nhất. Nghĩa là các nhà giao dịch có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình và tận dụng cơ hội ở các thị trường khác nhau, ngay cả khi họ không được tiếp cận trực tiếp tới những tài sản đó. Với khả năng giao dịch ký quỹ, nhà giao dịch cũng có thể tăng khả năng tiếp cận của mình vì họ có thể kiểm soát các lệnh lớn hơn với số vốn nhỏ hơn, nhờ đó có thể khuếch đại lợi nhuận mà mình có thể đạt được.

Lưu ý: Giao dịch với đòn bẩy cũng có thể khuếch đại khoản thua lỗ của bạn, do đó, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp quản lý rủi ro.

Giao dịch CFD cũng giúp bạn giao dịch linh hoạt và có cơ hội kiếm lợi nhuận từ cả thị trường tăng giá và giảm giá. Với CFD, nhà giao dịch có thể nắm giữ lệnh mua nếu họ tin rằng giá tài sản sẽ tăng lên hoặc giữ lệnh bán nếu họ đoán rằng giá sẽ giảm xuống. Nghĩa là các nhà giao dịch có thể kiếm lợi nhuận từ biến động thị trường theo một trong hai hướng, nhờ đó, họ có thể tận dụng các điều kiện thị trường khác nhau.

 

Cách giao dịch CFD

Giao dịch CFD dành cho mọi nhà giao dịch đã mở tài khoản giao dịch với một nhà môi giới trực tuyến. Sau khi thiết lập tài khoản, bạn có thể làm theo hướng dẫn chung dưới đây để được hỗ trợ thiết lập giao dịch CFD tiêu chuẩn:

  1. Chọn một tài sản: Chọn công cụ tài chính bạn muốn giao dịch, chẳng hạn cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa hoặc tiền tệ.
  2. Chọn lệnh: Quyết định xem bạn cho rằng giá của tài sản mà bạn đã chọn sẽ tăng lên (đặt lệnh mua) hay giảm xuống (đặt lệnh bán). Bạn có thể đặt lệnh mua nếu cho rằng giá sẽ tăng lên và đặt lệnh bán nếu cho rằng giá sẽ giảm xuống.
  3. Quyết định quy mô giao dịch: Chỉ định số lượng đơn vị CFD bạn muốn giao dịch. CFD thường được giao dịch theo “lô”, và mỗi hợp đồng sẽ ghi rõ một quy mô đơn vị cụ thể cho tài sản cơ sở.
  4. Đặt đòn bẩy: Đòn bẩy sẽ giúp bạn kiểm soát một lệnh giao dịch lớn hơn với số vốn khá nhỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đòn bẩy có thể khuếch đại cả khoản lời và lỗ.
  5. Theo dõi thị trường: Hãy theo dõi biến động giá của tài sản trong thời gian thực qua nền tảng giao dịch của nhà môi giới mà bạn đã chọn. Các nền tảng giao dịch CFD thường có nhiều công cụ khác nhau để giúp bạn phân tích và theo dõi thị trường.
  6. Đặt lệnh giao dịch: Khi đã sẵn sàng tham gia thị trường, hãy đặt lệnh trên nền tảng giao dịch của bạn. Bạn sẽ chỉ định loại lệnh giao dịch (mua hoặc bán), quy mô giao dịch và mọi thông số khác mà nền tảng yêu cầu. Bạn cũng nên sử dụng các công cụ như cắt lỗ và chốt lời để chốt lợi nhuận và giảm khoản thua lỗ mà bạn có thể phải gánh chịu.
  7. Theo dõi lệnh của bạn: Sau khi khớp lệnh, hãy theo dõi lệnh của bạn và theo dõi biến động giá của tài sản. Nếu bạn không đặt thời hạn cho lệnh giao dịch của mình, bạn có thể chọn đóng lệnh bất kỳ lúc nào theo chiến lược giao dịch của mình.

 

Các ưu điểm khi giao dịch CFD

  • Tiếp cận nhiều thị trường: Giao dịch CFD cho phép bạn tiếp cận nhiều thị trường như cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa, tiền tệ, v.v., và mang lại cho bạn nhiều cơ hội giao dịch tiềm năng.
  • Giao dịch có đòn bẩy và ký quỹ: Giao dịch CFD cung cấp cho nhà giao dịch lựa chọn đòn bẩy để kiểm soát các lệnh lớn hơn với số vốn nhỏ hơn. Đòn bẩy sẽ khuếch đại lợi nhuận (và khoản thua lỗ) có thể đạt được, đồng thời giúp bạn phân bổ vốn linh hoạt hơn.
  • Lệnh mua và lệnh bán: CFD giúp bạn giao dịch trong cả thị trường tăng giá và giảm giá. Các lệnh mua giúp nhà giao dịch kiếm lời từ biến động giá tăng, còn các lệnh bán có thể giúp họ kiếm lời từ biến động giá giảm.
  • Khả năng bảo toàn rủi ro: Bạn có thể sử dụng CFD như một công cụ bảo toàn rủi ro để bù đắp cho những khoản thua lỗ mà bạn có thể phải gánh chịu trong danh mục đầu tư hiện tại của mình. Bằng cách đặt các lệnh đối lập, nhà giao dịch có thể giảm thiểu rủi ro và bảo vệ khoản đầu tư của mình.
  • Không sở hữu tài sản cơ sở: Giao dịch CFD cho phép các nhà giao dịch đầu cơ vào biến động giá mà không cần thực sự sở hữu tài sản đó, nhờ đó, họ không cần bỏ ra một khoản đầu tư ban đầu (thường khá lớn) để sở hữu tài sản, cũng như chi phí lưu trữ tài sản dạng vật lý mà họ có thể phải gánh chịu (chẳng hạn phí lưu trữ các loại hàng hóa như thùng dầu hoặc tháp ngũ cốc).
  • Đặt quy mô giao dịch linh hoạt: CFD giúp nhà giao dịch lựa chọn quy mô giao dịch linh hoạt và điều chỉnh lệnh theo khả năng chấp nhận rủi ro và mục tiêu của mình.
  • Khớp lệnh nhanh chóng và thuận tiện: Giao dịch CFD có thể được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện thông qua các nền tảng giao dịch trực tuyến, bạn có thể tiếp cận thị trường ngay lập tức và nhận báo giá theo thời gian thực.
  • Tiếp cận rộng rãi với thị trường toàn cầu: Giao dịch CFD giúp các nhà giao dịch tiếp cận thị trường toàn cầu, từ đó có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình và tăng cơ hội tìm thấy các giao dịch sinh lời.
  • Có các công cụ quản lý rủi ro: Nền tảng CFD thường có các công cụ quản lý rủi ro như lệnh cắt lỗ và lệnh chốt lời để giúp các nhà giao dịch quản lý và hạn chế các khoản thua lỗ có thể phải gánh chịu.
  • Nhận cổ tức: Các nhà giao dịch đủ điều kiện để nhận cổ tức nếu nắm giữ lệnh mua đối với một cổ phiếu riêng lẻ hoặc một chỉ số cổ phiếu. Cổ tức chỉ có thể bị âm nếu nhà giao dịch nắm giữ lệnh bán.

 

Các nhược điểm khi giao dịch CFD

  • Rủi ro từ biến động: CFD có thể được giao dịch trên các tài sản biến động mạnh, từ đó có thể dẫn đến biến động giá nhanh chóng. Biến động thị trường đột ngột có thể khiến bạn lỗ lớn hoặc kích hoạt cảnh báo mức tiền ký quỹ.
  • Đòn bẩy khuếch đại khoản thua lỗ: Mặc dù đòn bẩy có thể tăng khoản lợi nhuận mà bạn có thể đạt được, nhưng nó cũng khiến khoản thua lỗ tăng lên. Khi giao dịch có đòn bẩy, bạn sẽ có nguy cơ lỗ lớn cao hơn vì khoản thua lỗ của bạn có thể vượt quá số tiền đầu tư ban đầu.
  • Rủi ro từ nhà môi giới: Khi giao dịch CFD, nhà giao dịch sẽ phải khớp lệnh với một nhà môi giới hoặc một tổ chức tài chính, do đó, họ sẽ gặp rủi ro từ đối tác. Nếu nhà môi giới làm ăn thất bát hoặc phá sản, bạn sẽ có nguy cơ mất vốn đầu tư hoặc gặp khó khăn trong việc rút tiền. Nhà giao dịch nên thẩm định và chọn một nhà môi giới có giấy phép, được quản lý và có uy tín.
  • Phí và lệ phí: Một số nhà môi giới CFD có thể tính các khoản phí hoặc lệ phí không ngờ tới, chẳng hạn như phí qua đêm, hoa hồng hoặc phí nền tảng. Nhà giao dịch nên xem xét kỹ lưỡng cơ cấu phí của nhà môi giới mà mình đã chọn để nắm rõ tổng chi phí giao dịch.
  • Giao dịch quá mức và quyết định theo cảm tính: Khi giao dịch CFD, nhà giao dịch có thể giao dịch quá mức và quyết định theo cảm tính. Nếu bạn giao dịch bốc đồng theo cảm tính thay vì sử dụng một chiến lược đã được thiết lập kỹ lưỡng, bạn có thể đạt kết quả giao dịch kém.
  • Cơ cấu giá phức tạp: Giá CFD trong các thị trường biến động nhanh có thể rất phức tạp và không phải lúc nào cũng thể hiện chính xác giá của tài sản cơ sở. Các yếu tố như chênh lệch, hoa hồng và phí tài trợ có thể ảnh hưởng đến việc định giá, do đó, nhà giao dịch phải hiểu rõ cơ cấu giá của CFD.
  • Rủi ro về pháp lý: Mỗi khu vực pháp lý sẽ có môi trường pháp lý của giao dịch CFD khác nhau. Những thay đổi hoặc hạn chế về quy định của cơ quan thẩm quyền có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng, giới hạn đòn bẩy hoặc các yếu tố khác của giao dịch CFD.
  • Không có quyền sở hữu và quyền biểu quyết: Nhà giao dịch CFD không sở hữu tài sản cơ sở và không có quyền biểu quyết trong công ty liên quan.

 

Sự khác biệt giữa giao dịch CFD và giao dịch truyền thống

Cả CFD và giao dịch truyền thống (ví dụ như mua cổ phiếu) đều chịu ảnh hưởng của biến động giá cổ phiếu. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt chính giữa hai cách thức giao dịch này.

Khi bạn giao dịch hoặc đầu tư vào cổ phiếu, bạn sẽ có quyền sở hữu trực tiếp đối với một tài sản, thường là cổ phiếu của công ty. Khi đó, bạn chỉ có thể kiếm lời bằng cách bán cổ phiếu của mình với giá cao hơn giá bạn đã mua.

Với giao dịch CFD, bạn chỉ giao dịch theo biến động giá, do đó bạn có thể mua hoặc bán các công cụ trên các thị trường toàn cầu khác nhau như cổ phiếu, hàng hóa, ngoại hối và chỉ số. Nhờ đó, bạn có thể kiếm lời hoặc thua lỗ từ biến động giá trên thị trường mà không cần sở hữu tài sản cơ sở.

Một điểm khác biệt chính giữa hai cách thức giao dịch này là sử dụng đòn bẩy. CFD là sản phẩm có đòn bẩy, nghĩa là bạn chỉ cần bỏ ra một phần vốn nhỏ và vay phần còn lại từ nhà môi giới là đã có thể mở toàn bộ lệnh giao dịch. Nhờ đó, chỉ với một số tiền nhỏ, bạn có thể kiếm lời (hoặc thua lỗ) cao hơn đáng kể. Đối với giao dịch cổ phiếu, bạn sẽ sử dụng tiền của mình để mua một cổ phiếu và phải trả trước toàn bộ giá.

Giao dịch CFD

Giao dịch truyền thống

Sử dụng đòn bẩy Trả trước toàn bộ giá
Nhiều thị trường Vốn và ETF
Bạn không sở hữu tài sản cơ sở Quyền sở hữu tài sản cơ sở
Bán và kiếm lời khi giá giảm Không có phương thức nào để kiếm lợi nhuận từ giá giảm
Không có đặc quyền của cổ đông Có đặc quyền của cổ đông và quyền biểu quyết
Không có thuế trước bạ nhưng lợi nhuận phải chịu thuế lãi vốn Bạn phải trả thuế trước bạ và thuế lãi vốn đối với lợi nhuận của mình
Phương thức bảo toàn rủi ro cho giao dịch của bạn Bảo toàn rủi ro yêu cầu phải sử dụng các công cụ phái sinh (quyền chọn, hợp đồng tương lai và ETF đảo ngược)

Làm thế nào để quản lý rủi ro khi giao dịch CFD?

Khi giao dịch, cho dù bạn có chiến lược tốt nhất trên thế giới, nhưng nếu không biết quản lý rủi ro thì bạn khó mà có thể duy trì lợi nhuận lâu dài. Bản chất của thị trường là biến động, do đó, quản lý rủi ro là một việc làm rất cần thiết.

5 mẹo và công cụ để quản lý rủi ro

  1. Sử dụng lệnh cắt lỗ: Cắt lỗ là mức giá được đặt sẵn để lệnh giao dịch tự động đóng lại khi đạt đến mức giá đó. Cắt lỗ giống như một tấm lưới an toàn để đảm bảo khoản thua lỗ không vượt quá số tiền bạn có thể chấp nhận mất đi nếu giao dịch không như ý muốn.
  2. Sử dụng lệnh chốt lời: Bạn muốn đảm bảo lợi nhuận trước khi thị trường đi ngược lại hướng giao dịch của bạn? Hãy đặt mức chốt lời. Khi thị trường đạt đến mức đó, lệnh giao dịch của bạn sẽ tự động đóng lại và chốt lợi nhuận cho bạn.
  3. Sử dụng dời điểm chốt lỗ: Dời điểm chốt lỗ được tạo ra để giúp bạn hạn chế lỗ VÀ chốt lợi nhuận; hãy coi nó giống như một lệnh cắt lỗ nhưng linh hoạt hơn. Mức giá này sẽ cách giá hiện tại một khoảng được đặt sẵn và di chuyển lên xuống theo thị trường.
  4. Điều chỉnh quy mô lô của bạn: Quy mô giao dịch là yếu tố rất quan trọng khi giao dịch. Lệnh càng lớn thì lợi nhuận tiềm năng càng lớn, nhưng rủi ro cũng cao hơn. Để xác định quy mô giao dịch phù hợp, hãy cân nhắc xem bạn sẵn sàng thua lỗ bao nhiêu nếu giao dịch không như ý muốn.
  5. Sử dụng máy tính giao dịch: Hãy sử dụng máy tính trực tuyến miễn phí để thiết lập giao dịch của bạn:
    Máy tính ký quỹ: Xem số tiền ký quỹ cần có để mở một lệnh.
    Máy tính lời/lỗ: Công cụ này giúp bạn ước tính lợi nhuận và khoản thua lỗ, cũng như đặt mức cắt lỗ và chốt lời.
    Máy tính điểm cơ bản: Ước tính lợi nhuận hoặc khoản thua lỗ có thể thu về dựa trên biến động điểm cơ bản.

 

Sẵn sàng giao dịch với ưu điểm của bạn chưa?

Tham gia cùng hàng ngàn nhà giao dịch và giao dịch CFD trên thị trường ngoại hối, cổ phiếu, chỉ số, hàng hóatiền điện tử!

 

 

Không được hiểu thông tin này là đề xuất; hoặc đề nghị chào mua/chào bán; hoặc chào mua/bán bất kỳ chứng khoán, sản phẩm hoặc công cụ tài chính nào; hoặc để tham gia vào bất kỳ chiến lược giao dịch nào. Thông tin được soạn lập mà không xét đến các mục tiêu, tình hình tài chính hoặc nhu cầu của bạn. Mọi thông tin đề cập đến hiệu suất và dự đoán trong quá khứ đều không phải là chỉ báo đáng tin cậy về kết quả trong tương lai. Axi không cam đoan và không chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác và đầy đủ của nội dung trong ấn phẩm này. Người đọc nên xin tư vấn riêng.

FAQ


Quốc gia của tôi có cho phép giao dịch CFD không?

Một số quốc gia không cho phép giao dịch CFD. Nếu quốc gia nơi bạn cư trú không có trên đơn đăng ký trực tuyến khi mở tài khoản giao dịch thì bạn sẽ không thể giao dịch CFD.


Giao dịch CFD có an toàn không?

Giống như bất kỳ công cụ tài chính hoặc hoạt động đầu tư nào, giao dịch CFD cũng có rủi ro. Việc sử dụng đòn bẩy có thể khiến CFD rủi ro hơn các sản phẩm không có đòn bẩy, chẳng hạn như mua cổ phiếu thực sự. Trước khi bắt đầu giao dịch bằng tài khoản thực, bạn nên làm quen với các sản phẩm đó, thực hành trong môi trường không có rủi ro và tìm hiểu thêm về cách quản lý rủi ro.


Khối lượng tối thiểu để giao dịch một sản phẩm CFD là bao nhiêu?

Quy mô giao dịch tối thiểu đối với tài khoản tiêu chuẩn và tài khoản chuyên nghiệp tại Axi là 0,01 lô. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy theo công cụ bạn đang giao dịch. 


CFD và quyền chọn khác nhau ở điểm gì?

Quyền chọn và CFD có một vài điểm chung. Cả hai đều có thể cung cấp đòn bẩy cao và linh hoạt trong việc bảo toàn rủi ro và đầu cơ. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt chính giữa hai cách thức giao dịch này. Khi mua CFD, bạn đồng ý trao đổi chênh lệch giá giữa thời điểm mở giao dịch và thời điểm đóng giao dịch. Với quyền chọn, nhà giao dịch sẽ có quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản ở một mức giá nhất định trong tương lai. Quyền chọn linh hoạt hơn và nhà giao dịch có thể tạo ra các chiến lược tinh vi bằng cách sử dụng các công cụ này.


Giao dịch CFD và hợp đồng tương lai khác nhau ở điểm gì?

CFD mô tả biến động giá của một tài sản, giúp nhà đầu tư thấy rõ những thay đổi giá trị xảy ra khi giữ lệnh mở.

Khi đồng ý ký kết hợp đồng tương lai, nhà giao dịch đồng ý mua hoặc bán tài sản cơ sở ở một mức giá và ngày được xác định sẵn trong tương lai. Đó là hợp đồng sẽ được thực hiện trong tương lai với mức giá đã đặt không thay đổi, bất kể giá trị của tài sản biến động thế nào. Người mua hợp đồng tương lai phải khớp lệnh với tài sản cơ sở khi hợp đồng hết hạn. Do đó, người bán hợp đồng có nghĩa vụ cung cấp tài sản vào ngày đã thỏa thuận.

Hợp đồng tương lai hoạt động dựa trên giá do thị trường thiết lập khi chúng được giao dịch trên các sàn giao dịch, trong khi đó, CFD hoạt động dựa trên giá do nhà môi giới thiết lập. Do vậy, hợp đồng tương lai sẽ có tính toàn vẹn giá cao hơn so với CFD.

Đơn giản mà nói, hợp đồng tương lai có thể được coi là một lựa chọn thay thế kém linh hoạt và có cấu trúc hơn cho CFD.


Thời hạn hợp đồng của CFD kéo dài bao lâu?

Thời điểm mà hợp đồng CFD đáo hạn được gọi là ngày gia hạn hợp đồng CFD. Ngày hết hạn hợp đồng tương lai là ngày cuối cùng bạn có thể giao dịch hợp đồng đó.   

Trước khi hết hạn hợp đồng, nhà giao dịch hợp đồng tương lai có ba lựa chọn: bù trừ hoặc đóng lệnh, thanh toán hoặc gia hạn. Gia hạn nghĩa là nhà giao dịch chuyển lệnh của mình từ hợp đồng tháng trước (gần ngày hết hạn) sang một ngày hợp đồng khác trong tương lai để tránh trả chi phí hoặc nghĩa vụ thanh toán hợp đồng. Việc gia hạn hợp đồng không đảm bảo mang lại lợi nhuận. 

Lưu ý: Ngày gia hạn hợp đồng CFD không áp dụng cho tất cả các sản phẩm giao dịch. 


CFD có tốt hơn cổ phiếu không?

Việc quyết định giao dịch CFD hay đầu tư vào cổ phiếu còn tùy thuộc vào từng người, cũng như phương tiện và mục tiêu tài chính của họ.  

CFD cổ phiếu cho phép bạn sử dụng đòn bẩy khi giao dịch theo biến động của giá cổ phiếu, nghĩa là bạn có thể kiếm lợi nhuận cao hơn với số vốn nhỏ hơn. Mặc dù đòn bẩy có thể làm tăng lợi nhuận, nhưng nó cũng có thể tăng rủi ro. Giao dịch CFD cổ phiếu giúp bạn giao dịch linh hoạt hơn; bạn có thể mua nếu cho rằng giá sẽ tăng lên hoặc bán để kiếm lời khi giá cổ phiếu giảm. 

Tuy nhiên, với CFD, bạn sẽ không có bất kỳ quyền biểu quyết nào, và nghĩa vụ thuế của CFD có thể khác với nghĩa vụ thuế của việc mua cổ phiếu thực sự, tùy thuộc vào quốc gia nơi bạn cư trú. 


Tôi có thể giao dịch trên thị trường nào với Axi?

Axi giúp bạn tiếp cận với nhiều thị trường để giao dịch CFD. Vui lòng tham khảo Danh mục sản phẩm của chúng tôi để xem danh sách toàn bộ các công cụ giao dịch CFD.



Milan Cutkovic

Milan Cutkovic

Milan Cutkovic có hơn 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao dịch và phân tích thị trường, trải rộng từ ngoại hối, chỉ số chứng khoán, hàng hóa đến cổ phiếu. Anh là một trong những nhà giao dịch đầu tiên được nhận vào chương trình Axi Select – chương trình chuyên phát hiện và hỗ trợ các nhà giao dịch tài năng trong hành trình phát triển sự nghiệp.

Không chỉ là nhà giao dịch, Milan còn tận dụng kiến thức sâu rộng về thị trường tài chính để viết các bài phân tích hàng ngày cho cộng đồng Axi, qua đó đưa ra góc nhìn độc đáo và lời bình của mình. Với mong muốn hỗ trợ các nhà giao dịch khác thành công hơn trong sự nghiệp, anh chia sẻ kỹ năng của mình bằng cách đóng góp cho những cuốn sách điện tử toàn diện về giao dịch, đồng thời đều đặn đăng bài viết hướng dẫn trên blog Axi. Nội dung của anh thường xuyên được trích dẫn trên các cổng truyền thông và tờ báo quốc tế hàng đầu.

Milan thường xuyên được dẫn lời và nhắc đến trong nhiều ấn phẩm tài chính như Yahoo Finance, Business Insider, Barrons, CNN, Reuters, New York Post và MarketWatch.

Tìm hiểu về Alex tại: LinkedIn


Sẵn sàng giao dịch với ưu điểm của bạn chưa?

Bắt đầu giao dịch với một sàn giao dịch toàn cầu đã giành giải thưởng.

Demo Mở tài khoản trực tiếp