Hàng hóa là nguyên liệu thô hoặc nông sản mà bạn có thể mua hoặc bán trên thị trường mở.
Hàng hóa có thể được chia thành hai loại: hàng hóa mềm và hàng hóa cứng. Hàng hóa mềm thường là nông sản như ca cao, cà phê, đường, lúa mì, bông và đậu nành. Hàng hóa cứng được khai thác từ Trái Đất, chẳng hạn như các kim loại quý (vàng, bạc, palađi, quặng sắt, đồng) và các sản phẩm năng lượng (dầu, khí tự nhiên, uranium).
Cũng giống như giá của bất kỳ mặt hàng hoặc sản phẩm nào khác, giá của một loại hàng hóa được xác định bởi mức cung và cầu. Tuy nhiên, có một số yếu tố đặc biệt có thể ảnh hưởng đến giá của nhiều loại hàng hóa khác nhau. Ví dụ, nông sản sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi điều kiện thời tiết (hạn hán, mưa lớn, thiên tai).
Các sản phẩm khác như dầu có thể biến động giá đáng kể do các yếu tố địa chính trị, chẳng hạn như xung đột hoặc chiến tranh ở một quốc gia sản xuất dầu chính. Giá dầu cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các quyết định của OPEC, một tổ chức liên minh gồm các quốc gia sản xuất dầu chính trên thế giới.
Hàng hóa thường là thành phần chính trong nhiều loại mặt hàng khác nhau (ví dụ: lithium được sử dụng để sản xuất điện thoại di động) và có quy định về chất lượng và số lượng tiêu chuẩn, nhờ đó giúp giao dịch dễ dàng hơn.
Thị trường hàng hóa là nơi người mua và nhà đầu tư gặp nhau để mua và bán hàng hóa (cứng và mềm).
Giao dịch hàng hóa nghĩa là đầu cơ vào biến động giá của một tài sản thô thực tế như vàng hoặc dầu. Giá thị trường sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là mức cung và cầu.
Việc hiểu được các công ty trên thị trường và mục tiêu của họ là bước đầu tiên để nắm được giao dịch hàng hóa là gì.
Trên thế giới có hàng triệu nhà giao dịch và tập đoàn tham gia giao dịch hàng hóa với nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng ta có thể chia họ thành hai kiểu chính: Nhà giao dịch bảo toàn rủi ro và nhà đầu cơ.
Nhà giao dịch bảo toàn rủi ro là một cá nhân hoặc một công ty giao dịch trên thị trường vật lý và thị trường phái sinh. Hầu hết các nhà giao dịch bảo toàn rủi ro là nhà sản xuất, nhà bán buôn và nhà bán lẻ của hàng hóa được sản xuất. Tất cả đều có một điểm chung, đó là chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của giá cả hàng hóa.
Để giảm thiểu rủi ro này, họ sử dụng các công cụ tài chính phái sinh, chẳng hạn như hợp đồng tương lai. Mục tiêu của họ không phải là kiếm lời từ việc đầu cơ mà là để tránh hậu quả xấu do biến động giá của hàng hóa mà họ giao dịch.
Giả sử có một nông dân đang có một lượng ngô từ một vụ thu hoạch lớn. Giá ngô có thể tăng hoặc giảm tại thời điểm anh ta bán ngô. Để bảo vệ bản thân khỏi những biến động giá đó, người nông dân này có thể bán ngô trên sàn giao dịch hợp đồng tương lai. Nếu giá giảm, anh ta sẽ kiếm được ít tiền hơn khi bán ngô thực tế, nhưng lợi nhuận mà anh ta kiếm được từ lệnh của mình trên thị trường hợp đồng tương lai sẽ bù lại cho khoản tiền hụt này. Nếu giá tăng, lệnh giao dịch hợp đồng tương lai của anh ta sẽ bị lỗ, nhưng anh ta sẽ kiếm được nhiều tiền hơn khi bán ngô thực tế.
Như vậy, các nhà giao dịch bảo toàn rủi ro là những người không chủ động kiếm lời từ thị trường hợp đồng tương lai. Thay vào đó, mục tiêu của họ là tự bảo vệ bản thân trước những thay đổi bất lợi về giá.
Nhà đầu cơ gồm rất nhiều đối tượng, từ các nhà giao dịch bán lẻ quản lý tiền tiết kiệm cho đến các quỹ đầu cơ trị giá hàng tỷ USD. Tất cả đều có cùng một mục tiêu: kiếm tiền bằng cách đầu cơ vào biến động giá. Nhà đầu cơ là những người tham gia thị trường quan trọng vì hoạt động của họ làm tăng tính thanh khoản và hiệu quả của thị trường.
Giao dịch hàng hóa được thực hiện thông qua hợp đồng chênh lệch (CFD). Giao dịch CFD đơn giản là một thỏa thuận giữa người mua và người bán để hoàn tất một giao dịch ở mức giá và thời điểm nhất định.
CFD không cho bạn quyền sở hữu tài sản cơ sở (ví dụ: một thỏi vàng). Thay vào đó, bạn giao dịch một “hợp đồng tương lai” dựa trên sự biến động giá theo thời gian thực của tài sản cơ sở. Do đó, nếu giá mua vàng tăng thì giá giao dịch cũng tăng theo.
Nhà giao dịch sẽ mở lệnh “mua” nếu họ cho rằng giá sẽ tăng lên hoặc mở lệnh “bán” nếu cho rằng giá sẽ giảm xuống.
Điểm khác biệt chính giữa giao dịch CFD tiền mặt, hợp đồng tương lai và hàng hóa giao ngay chính là ở mô hình định giá.
Các nhà giao dịch và nhà đầu tư giao dịch hàng hóa vì những lý do riêng. Một số người thích sự biến động cao của một số loại hàng hóa bởi họ có thể kiếm lời cao hơn. Tuy nhiên, khả năng kiếm lời cao hơn luôn đi kèm với nguy cơ rủi ro nhiều hơn.
Một số người tham gia thị trường khác lại coi hàng hóa là biện pháp chống lạm phát. Vàng là một trong những công cụ phổ biến nhất mà các nhà đầu tư sử dụng để bảo vệ bản thân trước tình trạng lạm phát tăng cao.
Hàng hóa cũng có thể giúp họ đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Các nhà đầu tư chủ yếu giao dịch cổ phiếu và trái phiếu có thể sẽ muốn bổ sung hàng hóa vào danh mục đầu tư của mình để giảm mức độ rủi ro khi chỉ giao dịch hai loại tài sản. Các nhà giao dịch có thể cân nhắc bổ sung dầu, vàng hoặc đồng vào danh sách các công cụ giao dịch của mình để mở rộng phạm vi giao dịch hoặc kiểm tra chiến lược của mình với các công cụ khác nhau. Cách này có thể hiệu quả nếu loại tài sản chính mà họ đang giao dịch có mức biến động thấp hoặc môi trường thị trường không thuận lợi cho chiến lược giao dịch của họ.
Bất kỳ ai có kết nối internet và máy tính hay điện thoại thông minh đều có thể tiếp cận thị trường hàng hóa và có thể bắt đầu giao dịch với số vốn ít ỏi. Sau đây là hướng dẫn nhanh từng bước về cách giao dịch hàng hóa bằng CFD:
Nếu bạn mới làm quen với giao dịch hàng hóa, bạn phải tự tìm hiểu về cách thức hoạt động của thị trường và những rủi ro liên quan. Bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng về việc bắt đầu đầu tư với một số tiền khiêm tốn mà bạn sẵn sàng mất đi nếu giao dịch không như ý muốn.
Hàng hóa là một trong những sản phẩm được giao dịch nhiều đầu thế giới. Dưới đây là lý do:
Sẵn sàng giao dịch với ưu điểm của bạn chưa?
Tham gia cùng hàng ngàn nhà giao dịch và giao dịch CFD trên thị trường ngoại hối, cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và tiền điện tử!
Không được hiểu thông tin này là đề xuất; hoặc đề nghị chào mua/chào bán; hoặc chào mua/bán bất kỳ chứng khoán, sản phẩm hoặc công cụ tài chính nào; hoặc để tham gia vào bất kỳ chiến lược giao dịch nào. Thông tin được soạn lập mà không xét đến các mục tiêu, tình hình tài chính hoặc nhu cầu của bạn. Mọi thông tin đề cập đến hiệu suất và dự đoán trong quá khứ đều không phải là chỉ báo đáng tin cậy về kết quả trong tương lai. Axi không cam đoan và không chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác và đầy đủ của nội dung trong ấn phẩm này. Người đọc nên xin tư vấn riêng.
FAQ
Giá hàng hóa giao ngay là giá tiền mặt tại địa phương để mua hàng và giao hàng (“tại chỗ”). Các giao dịch giao ngay trên thị trường được xử lý trong vòng vài ngày.
Giá hợp đồng tương lai của hàng hóa là một thỏa thuận về một mức giá được xác định trước cho một giao dịch trong tương lai. Giá này được tính bằng cách cộng chi phí bảo quản hoặc vận chuyển trong thời gian tạm thời trước khi giao hàng vào giá giao ngay hiện tại của hàng hóa. Giá này bao gồm lãi suất, bảo hiểm và các chi phí phát sinh khác.
Nhờ tính tiện lợi và linh hoạt, giao dịch hàng hóa có thể là một lựa chọn tuyệt vời với những người mới làm quen với giao dịch. Các nền tảng giao dịch hàng hóa trực tuyến rất đơn giản và trực quan. Các nhà đầu tư có thể truy cập các tài nguyên như báo giá trực tiếp, biểu đồ, tin tức hợp đồng tương lai, nghiên cứu và cơ sở giao dịch, thậm chí cả hỗ trợ trực tuyến bằng AI và tự động hóa.
Tại Axi, chúng tôi muốn đảm bảo tất cả các nhà giao dịch mới đều có công cụ và kiến thức cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt và giao dịch thành công. Hãy tham khảo các khóa học, video và hướng dẫn của chúng tôi về cách giao dịch hàng hóa.
Có hai yếu tố quyết định số tiền cần có để bắt đầu giao dịch: số tiền nạp tối thiểu và số tiền ký quỹ ban đầu.
Số tiền nạp tối thiểu là số tiền cần thiết để mở tài khoản giao dịch.
Ký quỹ ban đầu là số tiền cần thiết để thực hiện và duy trì lệnh mở. Khi giao dịch hàng hóa với Axi, yêu cầu tỷ lệ ký quỹ ban đầu là từ 5% đến 10%.
Đòn bẩy giúp nhà giao dịch giữ một lệnh giao dịch với một loại hàng hóa cụ thể mà chỉ cần có ký quỹ là một phần nhỏ của tổng giá trị giao dịch. Đòn bẩy tối đa mà nhà giao dịch có thể sử dụng sẽ phụ thuộc vào khu vực của họ và các quy định cụ thể về hoạt động giao dịch ở khu vực đó. Các tỷ lệ đòn bẩy này sẽ khuếch đại cả lợi nhuận và khoản thua lỗ tiềm năng, do đó, các nhà giao dịch phải quản lý rủi ro cẩn thận và sử dụng đòn bẩy có trách nhiệm. Hãy nhớ xem Danh sách sản phẩm của nhà môi giới để biết các mức đòn bẩy tối đa có sẵn.
Rủi ro của giao dịch hàng hóa đến từ biến động cung và cầu của thị trường. Xu hướng thị trường rất khó đoán vì giá cả hàng hóa có thể bị ảnh hưởng bởi mọi thứ, từ biến động thời tiết đến dịch bệnh và thiên tai. Bạn phải cân nhắc đến những yếu tố này khi quản lý rủi ro.
Vui lòng xem Danh sách sản phẩm của chúng tôi để biết toàn bộ các loại CFD tiền mặt hàng hóa, CFD hợp đồng tương lai hàng hóa và CFD giao ngay với vàng thỏi được giao dịch trên Axi.