Tiền điện tử là một loại tiền kỹ thuật số hoặc tiền ảo sử dụng mật mã học để bảo mật và xác minh giao dịch, cũng như kiểm soát việc tạo ra các đơn vị tiền tệ mới. Do chỉ tồn tại dưới dạng kỹ thuật số nên tiền điện tử không có dạng vật lý như tiền giấy hay tiền xu.
Không như các loại tiền tệ truyền thống thường được phát hành và quản lý bởi một cơ quan trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ hay Ngân hàng Trung ương Châu Âu, tiền điện tử hoạt động phi tập trung. Nghĩa là chúng hoạt động độc lập với ngân hàng trung ương và được quản lý bởi một mạng lưới máy tính trên khắp thế giới.
Tiền điện tử đầu tiên và có vốn hóa thị trường lớn nhất là Bitcoin. Bitcoin được tạo ra vào năm 2009 bởi một người hoặc một nhóm có bí danh là Satoshi Nakamoto, và kể từ đó, hàng nghìn loại tiền điện tử khác đã được phát triển.
Thị trường tiền điện tử cũng giống như các thị trường giao dịch tài chính phổ biến khác như ngoại hối, hàng hóa và cổ phiếu. Thị trường này gồm nhiều loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum, v.v., trong đó, người mua và người bán giao dịch ở mỗi bên. Giá của tài sản cơ sở trên thị trường này sẽ biến động theo nhu cầu về mỗi loại tiền điện tử. Thị trường tiền điện tử mở cửa 24/7, do đó, giá cả sẽ thay đổi liên tục.
Thị trường tiền điện tử nổi tiếng là có tính biến động cao và dễ biến động giá rất lớn. Nguyên nhân là do một số yếu tố, bao gồm:
Giao dịch tiền điện tử nghĩa là bạn mua hoặc bán tiền điện tử nhằm kiếm lời từ sự thay đổi giá trị của tài sản cơ sở.
Giao dịch tiền điện tử khác với đầu tư trực tiếp vào tiền điện tử. Ví dụ: nếu bạn đầu tư trực tiếp vào tiền điện tử, bạn chỉ có thể kiếm lợi nhuận nếu giá bán cao hơn giá mua.
Khi giao dịch CFD tiền điện tử, bạn sẽ đầu cơ vào biến động giá của tiền điện tử chứ không thực sự sở hữu tài sản cơ sở. Khi đó, các nhà giao dịch sẽ ký hợp đồng với một nhà môi giới để trao đổi chênh lệch giá của tiền điện tử giữa thời điểm mở lệnh và thời điểm đóng lệnh. Nghĩa là bạn chỉ có thể kiếm lời từ biến động giá của tiền điện tử mà không phải lo lắng về các vấn đề khác về quyền sở hữu tài sản, chẳng hạn như bảo mật, lưu trữ và quyền truy cập.
Có hai cách để kiếm lợi nhuận từ tiền điện tử. Đầu tiên là sử dụng ví điện tử để mua tiền điện tử theo tỷ giá thị trường hiện tại, cũng giống như việc đầu tư vào cổ phiếu. Sau khi sở hữu loại tiền đó, bạn sẽ kiếm được lợi nhuận bằng cách bán nó với giá cao hơn số tiền bạn đã bỏ ra để mua.
Hoặc bạn có thể giao dịch tiền điện tử dưới dạng CFD. Cách này cũng giống như giao dịch ngoại hối và hàng hóa, tức là bạn không sở hữu tài sản thực sự mà giao dịch theo biến động giá, nghĩa là bạn có thể kiếm lời cho dù giá tăng hay giảm.
Giao dịch CFD tiền điện tử cho phép bạn sử dụng đòn bẩy, do đó, chỉ với một lượng vốn nhỏ, bạn có thể tiếp cận giao dịch có giá trị cao hơn. Ví dụ: Với 1.000 USD trong tài khoản giao dịch và sử dụng đòn bẩy 100:1, bạn có thể mở giao dịch với giá trị 100.000 USD. Lưu ý rằng mặc dù đòn bẩy có thể mang lại lợi nhuận cao hơn, nhưng nó cũng làm tăng mức độ rủi ro.
Để hiểu được cách thức hoạt động của giao dịch CFD tiền điện tử, hãy tìm hiểu một ví dụ đơn giản sau đây:
Bạn muốn giao dịch Bitcoin, hiện có giá 50.000 USD. Bạn tin rằng giá sẽ tăng lên, vì vậy bạn quyết định mua Bitcoin. Sau đó, bạn ký hợp đồng với một nhà môi giới để trao đổi chênh lệch giá giữa mức giá hiện tại 50.000 USD với mức giá tương lai mà bạn sẽ đóng giao dịch.
Giả sử giá tăng và bạn đóng lệnh khi giá một Bitcoin đạt 60.000 USD. Chênh lệch giá 10.000 USD giữa thời điểm mở lệnh và thời điểm đóng lệnh sẽ là khoản lợi nhuận của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ bị lỗ nếu giá Bitcoin giảm xuống.
Với giao dịch CFD, bạn có thể kiếm lời ngay cả khi giá thị trường giảm. Với cách này, nếu bạn tin rằng giá Bitcoin sẽ giảm xuống, bạn có thể mở một lệnh bán. Nếu giá thị trường giảm xuống, bạn sẽ kiếm được lợi nhuận. Nhưng bạn sẽ mất tiền nếu giá thị trường tăng.
Vì bạn không cần sở hữu tài sản thực tế khi giao dịch tiền điện tử, do đó, bạn có thể bắt đầu giao dịch với số vốn tương đối nhỏ và tìm hiểu về giao dịch mà không phải đối mặt với sự phức tạp của đầu tư tài chính truyền thống như cổ phiếu và hàng hóa.
Một số nhà giao dịch cũng thích tính biến động cao đặc trưng của thị trường tiền điện tử so với các thị trường truyền thống vì họ có thể kiếm được lợi nhuận đáng kể khi sử dụng giao dịch có đòn bẩy. Tuy nhiên, cần nhớ rằng khi sử dụng đòn bẩy, cả lợi nhuận và khoản thua lỗ đều tăng lên, vì vậy bạn cần có nắm rõ về cách quản lý rủi ro.
Bất kỳ ai có kết nối internet và máy tính hay điện thoại thông minh đều có thể tiếp cận thị trường tiền điện tử. Bạn có thể giao dịch CFD tiền điện tử 24/7 và có thể bắt đầu với số tiền tương đối nhỏ. Sau đây là hướng dẫn nhanh từng bước về cách giao dịch tiền điện tử bằng CFD:
Nhìn chung, nếu bạn mới làm quen với giao dịch tiền điện tử, bạn phải tự tìm hiểu về cách thức hoạt động của thị trường và những rủi ro liên quan. Bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng về việc bắt đầu đầu tư với một số tiền nhỏ mà bạn sẵn sàng mất đi nếu giao dịch không như ý muốn.
Giao dịch tiền điện tử có một số ưu điểm hơn so với các hình thức đầu tư tài chính truyền thống, bao gồm:
Cũng có một số nhược điểm tiềm ẩn khi giao dịch tiền điện tử, bao gồm:
Thuật ngữ “đầu tư” và “giao dịch” thường được sử dụng thay nhau nên có thể bạn sẽ nghĩ hai từ này giống nhau. Tuy nhiên, đầu tư vào tiền điện tử khác với việc giao dịch tiền điện tử.
Đầu tư là cách thức đầu tư lâu dài vào tiền điện tử, vì bạn phải nắm rõ các nguyên tắc cơ bản của đồng tiền kỹ thuật số, mở tài khoản trên sàn giao dịch tiền điện tử để mua đồng tiền đó và giữ tiền trong ví điện tử an toàn. Do đó, các nhà đầu tư phải có bí quyết kỹ thuật để chuyển và lưu trữ tiền điện tử khi tham gia thị trường để giữ tiền điện tử trong nhiều tháng hoặc nhiều năm cho đến khi đạt được mục tiêu của mình.
Mặt khác, giao dịch là cách thức đầu tư ngắn hạn, chú trọng đến biến động giá hàng ngày của tiền điện tử. Nhà giao dịch không sở hữu tài sản cơ sở mà quan tâm nhiều hơn đến biến động giá để đầu cơ vào giá của một loại đồng tiện kỹ thuật số trong khoảng thời gian ngắn. Không như các nhà đầu tư, các nhà giao dịch chủ yếu tập trung phân tích kỹ thuật và xác định thời điểm thị trường.
Sẵn sàng giao dịch với ưu điểm của bạn chưa?
Tham gia cùng hàng ngàn nhà giao dịch và giao dịch CFD trên thị trường ngoại hối, cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và tiền điện tử!
Không được hiểu thông tin này là đề xuất; hoặc đề nghị chào mua/chào bán; hoặc chào mua/bán bất kỳ chứng khoán, sản phẩm hoặc công cụ tài chính nào; hoặc để tham gia vào bất kỳ chiến lược giao dịch nào. Thông tin được soạn lập mà không xét đến các mục tiêu, tình hình tài chính hoặc nhu cầu của bạn. Mọi thông tin đề cập đến hiệu suất và dự đoán trong quá khứ đều không phải là chỉ báo đáng tin cậy về kết quả trong tương lai. Axi không cam đoan và không chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác và đầy đủ của nội dung trong ấn phẩm này. Người đọc nên xin tư vấn riêng.
FAQ
Bitcoin là loại tiền điện tử đầu tiên và hiện nay vẫn là loại tiền điện tử phổ biến nhất. Bitcoin sử dụng công nghệ chuỗi khối để cung cấp một dạng tiền kỹ thuật số có độ bảo mật cao và phi tập trung.
Kể từ khi ra đời, Bitcoin được coi là nơi lưu trữ giá trị và phương tiện trao đổi. Bitcoin và các loại tiền điện tử khác như Litecoin, Ethereum, Ripple, v.v., có thể được giao dịch công khai trên thị trường dưới dạng CFD như các loại tiền tệ và hàng hóa khác.
Chuỗi khối là công nghệ cơ bản đằng sau các giao dịch tiền điện tử để đảm bảo bảo mật. Đó là một mạng lưới máy tính phi tập trung ghi lại chuỗi các giao dịch, đồng thời minh bạch chuỗi ghi đó với tất cả người dùng trong mạng lưới.
Mỗi khi có một giao dịch mới được ghi lại, một bản sao của khối dữ liệu mới này sẽ được thêm vào chuỗi và được cập nhật trên mọi máy tính trên mạng. Do đó, mặc dù không được quản lý bởi một cơ quan chính thức nào, nhưng tính minh bạch của công nghệ chuỗi khối giúp đơn giản hóa việc phát hiện các hành vi giả mạo giao dịch hoặc bản ghi.
“Đào” là cách để một đơn vị tiền điện tử mới được đưa vào lưu thông. Bạn có thể hiểu nó giống như việc ngân hàng trung ương in tiền thông thường. Nhưng “đào coin” không giống như in tiền qua máy in; mà đây là một quá trình công nghệ phức tạp, sử dụng lượng lớn tài nguyên máy tính để giải các phương trình toán học phức tạp.
Thợ đào coin sẽ làm việc giống như những kiểm toán viên thực sự, họ sẽ kiểm tra các khối giao dịch tiền điện tử để đảm bảo không ai cố gắng sử dụng một đồng tiền nhiều lần. Thợ đào sẽ nhận được một đơn vị (hoặc một phần đơn vị) tiền điện tử mới tạo để trả công cho việc họ hỗ trợ đảm bảo xác thực đồng tiền tổng thể.
Giao dịch CFD tiền điện tử cũng giống như giao dịch các công cụ tài chính khác như ngoại hối, vàng, dầu hoặc chỉ số cổ phiếu. Lý do là vì bạn không thực sự mua tài sản cơ sở; mà đúng hơn là bạn chỉ giao dịch biến động giá.
Tuy nhiên, là một nhà giao dịch, bạn cần ghi nhớ rằng mỗi tài sản đều bị ảnh hưởng bởi các biến động thị trường và sẽ có phản ứng khác nhau (ví dụ, một số tài sản biến động mạnh hơn những tài sản khác). Do đó, ngoài phân tích kỹ thuật và cơ bản, bạn còn cần có kiến thức chung về thị trường. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các công cụ tích hợp trên nền tảng giao dịch để bảo vệ tài khoản của mình, chẳng hạn như công cụ cắt lỗ và chốt lời khi giao dịch bất kỳ công cụ tài chính nào. Bạn cũng nên có chiến lược quản lý rủi ro phù hợp.
Một ưu điểm lớn khi giao dịch CFD tiền điện tử là bạn chỉ cần một lượng tiền khá nhỏ, chẳng hạn như 100 USD, là đủ để bắt đầu giao dịch. Tất cả là nhờ có đòn bẩy. Ví dụ: nếu bạn sử dụng đòn bẩy 100:1 cho tài khoản 100 USD, bạn sẽ có thể mở lệnh có giá trị 10.000 USD. Xin lưu ý, mặc dù có thể tăng tiền thưởng đáng kể, nhưng đòn bẩy cũng có thể tăng khả năng thua lỗ.
Khi quyết định số tiền bỏ ra để giao dịch, bạn phải cân nhắc mức độ chấp nhận rủi ro tổng thể của mình. Tiền điện tử là một trong những loại tài sản rủi ro cao và dễ biến động, trong khi đó, các loại tài sản khác ổn định hơn và ít biến động giá hơn. Khi biết được mức độ chấp nhận rủi ro của mình, bạn sẽ quyết định được mình nên xem xét thị trường nào và đầu tư bao nhiêu.
Không, bạn không cần có ví điện tử để giao dịch CFD tiền điện tử với Axi vì bạn chỉ đầu cơ vào biến động giá của tiền điện tử chứ không sở hữu tài sản.
Bạn cũng nên lưu ý rằng nếu sử dụng ví điện tử để giao dịch tiền điện tử trên sàn giao dịch, bạn sẽ phải cân nhắc một số rủi ro như:
Axi cung cấp nhiều sản phẩm giao dịch tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Ripple, và rất nhiều đồng tiền khác. Để xem danh sách đầy đủ và mới nhất về các sản phẩm tiền điện tử, vui lòng xem Danh sách sản phẩm của chúng tôi.