Cổ phiếu là một loại chứng khoán thể hiện quyền sở hữu hoặc quyền lợi vốn chủ sở hữu của một công ty. Trong giới tài chính, cổ phiếu còn được gọi là cổ phần hoặc vốn chủ sở hữu. Khi có quyền sở hữu cổ phiếu, cổ đông có thể được thanh toán cổ tức hoặc quyền biểu quyết cho một chính sách của công ty.
Quyền sở hữu cổ phiếu được xác lập trên từng cổ phiếu. Vì vậy, chủ sở hữu thường được gọi là cổ đông.
Cổ phiếu và cổ phần có giống nhau không? Đó là một câu hỏi hợp lý vì nhiều người thường nhầm lẫn giữa cổ phiếu và cổ phần. Mặc dù hai thuật ngữ này thường được dùng thay nhau nhưng vẫn có một số khác biệt giữa chúng.
Về cơ bản, mua cổ phiếu nghĩa là bạn sở hữu một phần của công ty. Thuật ngữ cổ phiếu là một thuật ngữ chung hơn và thường được sử dụng để chỉ một công ty cụ thể. Sau đây là một ví dụ về cách sử dụng từ này:
Nói một cách đơn giản, thị trường cổ phiếu là nơi giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng. Đó là nơi bạn giao dịch cổ phiếu của các công ty hàng đầu như Meta, Amazon, Apple, Netflix, và Alphabet.
Mỗi quốc gia đều có thị trường cổ phiếu riêng; Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Úc và các quốc gia khác đều có thị trường cổ phiếu riêng.
Các sàn giao dịch có doanh thu lớn nhất trên toàn thế giới là*:
*Nguồn: Statista.com
Về cốt lõi, thị trường cổ phiếu hoạt động rất đơn giản: nó cho người mua và người bán thương lượng giá cả và thực hiện giao dịch.
Đầu tiên, các công ty sẽ niêm yết cổ phiếu của mình lên sàn giao dịch. Bằng cách đó, họ cho phép các nhà đầu tư mua cổ phiếu của mình. Nhờ đó, các công ty có thể huy động vốn để mở rộng hoạt động và cải thiện hình ảnh của mình trước công chúng. Sau khi mua cổ phiếu, các nhà đầu tư có thể giao dịch chúng với nhau.
Các sàn giao dịch như Nasdaq hoặc Sàn giao dịch chứng khoán New York theo dõi cung và cầu của từng cổ phiếu được niêm yết.
Các nhà giao dịch chỉ có thể giao dịch khi thị trường cổ phiếu mở cửa. Thị trường cổ phiếu thường mở cửa theo giờ làm việc tiêu chuẩn của nước sở tại.
Ví dụ, nếu bạn muốn giao dịch trên thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ, các sàn giao dịch chứng khoán như NASDAQ và NYSE, mở cửa từ 09:30 đến 16:00 (Giờ chuẩn miền Đông), thường nằm trong giờ làm việc của quốc gia này.
Giao dịch cổ phiếu là một loại hoạt động đầu tư mà các cá nhân hoặc tổ chức mua và bán cổ phiếu trên các thị trường tài chính khác nhau. Khi giao dịch cổ phiếu, nhà giao dịch phải phân tích xu hướng thị trường, hiệu quả hoạt động của công ty và các yếu tố kinh tế để đưa ra quyết định sáng suốt về việc mua hay bán cổ phiếu.
Việc sở hữu cổ phiếu có thể mang lại những lợi ích như có tài sản, có quyền biểu quyết và nhận cổ tức.
Cả giao dịch cổ phiếu truyền thống và CFD cổ phiếu đều là các lựa chọn giao dịch dựa trên biến động giá cổ phiếu. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt chính giữa hai cách thức giao dịch này.
Với giao dịch cổ phiếu truyền thống, bạn có quyền sở hữu trực tiếp tài sản và chỉ có thể kiếm lời nếu giá trị cổ phiếu tăng lên so với thời điểm bạn mua.
Với CFD cổ phiếu, bạn có thể mua hoặc bán và có thể kiếm lời từ một trong hai hướng của thị trường.
Vì CFD cổ phiếu hoạt động dựa trên biến động giá cổ phiếu chứ không nắm quyền sở hữu tài sản nên bạn có thể linh hoạt suy đoán xem giá sẽ tăng hay giảm.
Khi kết hợp CFD với đòn bẩy, bạn chỉ cần có một phần trăm nhỏ giá trị giao dịch để mở lệnh. Ngược lại, hoạt động đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu truyền thống có thể cần nhiều vốn hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi giao dịch bằng đòn bẩy, bạn phải đáp ứng yêu cầu ký quỹ. Nếu tổng số dư của bạn giảm xuống dưới yêu cầu ký quỹ, các lệnh của bạn sẽ tự động đóng lại với mức thua lỗ.
Khi giao dịch CFD cổ phiếu, bạn nên cân nhắc một số yếu tố như quy định (xác minh rằng nhà môi giới được quản lý tại nơi bạn cư trú), quản lý rủi ro và phí.
Trước tiên, bạn sẽ cần chọn một nhà môi giới cung cấp CFD cổ phiếu. Hãy tìm một nhà môi giới cung cấp nhiều loại cổ phiếu trên nhiều thị trường và có mức phí cạnh tranh và minh bạch.
Tiếp theo, bạn cần mở tài khoản MetaTrader 4 (MT4) để có thể sử dụng nền tảng giao dịch và xem tất cả các cổ phiếu khác nhau mà bạn có thể giao dịch.
Sau khi hoàn tất bước này, bạn có thể bước vào thế giới CFD cổ phiếu. Giờ bạn cần quyết định xem bạn muốn thêm cổ phiếu nào vào danh mục đầu tư của mình bằng cách đặt lệnh mua hoặc bán.
Để trả lời câu hỏi đó, bạn sẽ phải phân tích biến động giá cổ phiếu và xem biến động nào mang lại cơ hội giao dịch tốt nhất. Để giúp bạn làm điều này thì hiện nay có hai phương pháp phân tích phổ biến:
Khi áp dụng cả hai phương pháp này, bạn có thể đào sâu vào các cơ hội giao dịch ngắn hạn hoặc dài hạn. Với CFD cổ phiếu, bạn có thể giao dịch theo cả hai hướng: bạn có thể đặt lệnh mua nếu cho rằng giá cổ phiếu sẽ tăng lên và đặt lệnh bán nếu bạn cho rằng giá cổ phiếu sẽ giảm xuống. Nếu bạn sở hữu tài sản cơ sở thì bạn sẽ không có được sự linh hoạt này.
Khi bạn đã chọn được các cổ phiếu bạn muốn giao dịch, giờ là lúc bạn thiết lập các công cụ quản lý rủi ro phù hợp. Bạn có thể muốn lao vào giao dịch ngay lập tức nhưng bạn phải biết rằng giao dịch CFD cổ phiếu rất rủi ro và nếu không có các công cụ quản lý rủi ro cần thiết, bạn có thể mất toàn bộ số tiền của mình.
Để quản lý rủi ro, bạn phải đánh giá xem bạn có khả năng thành công hay thua lỗ từ các giao dịch của mình và phân bổ mức độ rủi ro phù hợp cho từng giao dịch. Xác định quy mô lô giao dịch của bạn dựa trên khoảng cách giữa điểm cắt lỗ của bạn và số vốn bạn sẵn sàng để mất.
Lúc này, lý tưởng nhất là bạn đã đặt được lệnh giao dịch đầu tiên của mình trên thị trường cổ phiếu. Hầu hết mọi người thường nhắm tới thị trường Hoa Kỳ, nhưng bạn cũng có thể giao dịch các cổ phiếu phổ biến ở Vương quốc Anh cũng như các cổ phiếu nổi tiếng ở Châu Âu. Đa dạng hóa danh mục đầu tư là điều quan trọng khi bạn muốn bắt đầu giao dịch cổ phiếu, tuy nhiên, các nhà giao dịch lại thường đánh giá thấp việc đa dạng hóa cổ phiếu.
Giao dịch CFD cổ phiếu cho phép bạn tham gia vào các công ty toàn cầu yêu thích của mình bằng cách đầu cơ vào biến động giá.
Giao dịch CFD cổ phiếu rất linh hoạt và cho phép bạn kiếm lời từ cả hai hướng của thị trường. Bạn có thể mua nếu kỳ vọng giá sẽ tăng lên hoặc bán nếu kỳ vọng giá sẽ giảm xuống.
Giao dịch cổ phiếu truyền thống khác với giao dịch CFD ở chỗ giao dịch cổ phiếu truyền thống thu về giá trị từ quyền sở hữu. Khi sở hữu tài sản cơ sở, nếu bạn muốn kiếm lời thì giá cổ phiếu phải tăng, do đó, bạn chỉ có thể giao dịch theo một hướng.
CFD cổ phiếu cho phép bạn giao dịch bằng ký quỹ. Nghĩa là bạn chỉ cần có một tỷ lệ phần trăm nhỏ trong toàn bộ giá trị giao dịch để mở một lệnh. Đầu tư trực tiếp vào cổ phiếu truyền thống thường có thể yêu cầu vốn ban đầu cao hơn vì bạn phải trả toàn bộ giá cho mỗi cổ phiếu bạn mua.
Hầu hết các nhà môi giới CFD đều cho phép nhà giao dịch chỉ cần trả 5% toàn bộ giá cổ phiếu. Trên thực tế, điều này có nghĩa là, so với cổ phiếu truyền thống thì bạn có thể vào lệnh với giá trị lớn hơn 20 lần với cùng một khoản vốn.
CFD cổ phiếu cho phép bạn sử dụng đòn bẩy, nghĩa là bạn có thể kiếm được lợi nhuận cao hơn với số vốn nhỏ hơn. Mặc dù đòn bẩy có thể làm tăng lợi nhuận, nhưng nó cũng có thể tăng rủi ro thua lỗ.
FAANG là từ viết tắt của 5 công ty lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ trên thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ. Các công ty này bao gồm:
F - Facebook (FB)
A - Apple (AAPL)
A - Amazon (AMZN)
N - Netflix (NFLX)
G - Google (GOOG or GOOGL)
Bên cạnh sự nổi tiếng do tính chất dịch vụ mà họ cung cấp, cổ phiếu FAANG còn được hầu hết mọi người biết đến vì độ lớn và lợi nhuận của mình. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất đối với các nhà giao dịch và nhà đầu tư là các công ty này vẫn có tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Cổ phiếu Hoa Kỳ |
Cổ phiếu Vương quốc Anh |
Cổ phiếu Liên minh Châu Âu |
Alibaba | Aviva | Adidas |
Alphabet | BP | Airbus |
Amazon | easyJet | BASF |
Apple | HSBC | BNP Paribas |
GSK | Daimler | |
Microsoft | Lloyds | Deutsche Bank |
Netflix | Rio Tinto | Kering |
Pfizer | Rolls-Royce Holdings | LVMH |
Tesla | Tesco | Sanofi |
Walt Disney Co. | Vodafone | Siemens |
Giao dịch CFD giúp bạn mở lệnh “mua” hoặc “bán” linh hoạt trên nhiều thị trường toàn cầu và có khả thể kiếm lời từ việc giá tăng hoặc giảm. Hơn nữa, đòn bẩy có thể khuếch đại lời lỗ của bạn trên thị trường.
Nhưng phương pháp giao dịch nào phù hợp với bạn? Hãy cùng so sanh giữa giao dịch CFD cổ phiếu và giao dịch cổ phiếu truyền thống (đầu tư).
CFD cổ phiếu mang lại khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn nhờ có đòn bẩy với khả năng khuếch đại lợi nhuận. Tuy nhiên, đòn bẩy cũng có thể khuếch đại khoản thua lỗ. Bạn cũng cần nhớ rằng, không giống như giao dịch truyền thống, CFD cổ phiếu không cho bạn sở hữu cổ phiếu.
Khi giao dịch bằng đòn bẩy, bạn cũng có thể phải đáp ứng các yêu cầu về ký quỹ, tùy theo khu vực nơi bạn cư trú. Nếu tổng số dư của bạn giảm xuống dưới yêu cầu ký quỹ, các lệnh của bạn sẽ tự động đóng lại với mức thua lỗ.
CFD cổ phiếu |
Giao dịch cổ phiếu truyền thống |
Sử dụng đòn bẩy | Trả toàn bộ giá |
Nhiều thị trường | Vốn và ETF |
Bạn không sở hữu tài sản cơ sở | Quyền sở hữu tài sản cơ sở |
Bán và kiếm lời khi giá giảm | Không có phương thức nào để kiếm lợi nhuận từ giá giảm |
Không có đặc quyền của cổ đông | Có đặc quyền của cổ đông và khả năng có quyền biểu quyết |
Phương thức bảo toàn rủi ro cho giao dịch của bạn | Bảo toàn rủi ro yêu cầu phải sử dụng các công cụ phái sinh (quyền chọn, hợp đồng tương lai và ETF đảo ngược) |
Khi sử dụng nền tảng, công cụ và plugin phù hợp, nhà giao dịch có thể giao dịch cổ phiếu trực tuyến một cách trực quan, nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi. Sau khi tìm được nền tảng giao dịch phù hợp để giao dịch CFD cổ phiếu, bạn có thể cân nhắc những công cụ tối ưu sau đây.
MetaTrader 4 là một lựa chọn tuyệt vời cho các nhà giao dịch trực tuyến muốn tìm lợi thế giao dịch. MetaTrader 4 rất dễ sử dụng và cung cấp nhiều tính năng cho các chuyên gia, nhờ đó, bạn có thể có vô vàn cơ hội giao dịch.
AutoChartist liên tục quét thị trường để tìm các cơ hội giao dịch phù hợp với bạn dựa trên giá cả theo thời gian thực và thiết lập giao dịch cụ thể của bạn, sau đó sẽ thông báo cho bạn về các giao dịch tiềm năng.
Giao dịch bằng cách sao chép là một hình thức giao dịch xã hội có thể mang lại một giải pháp thay thế thông minh cho giao dịch truyền thống. Giao dịch bằng cách sao chép đặc biệt hữu ích nếu bạn cần tạm nghỉ phân tích thị trường, có ít thời gian để giao dịch hoặc gặp khó khăn trong việc quyết định bạn nên giao dịch trên thị trường nào.
Cắt lỗ là mức giá được đặt sẵn để lệnh giao dịch tự động đóng lại khi đạt đến mức giá đó. Cắt lỗ giống như một tấm lưới an toàn để đảm bảo khoản thua lỗ không vượt quá số tiền bạn có thể chấp nhận mất đi nếu giao dịch không như ý muốn.
Hãy nhớ rằng lệnh cắt lỗ có thể bị “trượt giá”, đó là khoảng cách giữa giá yêu cầu và giá thực tế có thể xảy ra khi giá thị trường thay đổi quá nhanh. Để chống lại tình trạng trượt giá, bạn có thể sử dụng lệnh giới hạn thay vì lệnh thị trường.
Bạn muốn đảm bảo lợi nhuận trước khi thị trường đi ngược lại hướng giao dịch của bạn? Hãy đặt mức chốt lời. Khi thị trường đạt đến mức bạn mong muốn, lệnh giao dịch của bạn sẽ tự động đóng lại và chốt lợi nhuận cho bạn.
Dời điểm chốt lỗ được tạo ra để giúp bạn hạn chế lỗ VÀ chốt lợi nhuận; hãy coi nó giống như một lệnh cắt lỗ nhưng linh hoạt hơn. Mức giá này sẽ cách giá hiện tại một khoảng được đặt sẵn và di chuyển lên xuống theo thị trường.
Quy mô giao dịch là yếu tố rất quan trọng khi giao dịch. Lệnh càng lớn thì lợi nhuận tiềm năng càng lớn, NHƯNG rủi ro cũng cao hơn. Để xác định quy mô giao dịch phù hợp, hãy cân nhắc xem bạn sẵn sàng thua lỗ bao nhiêu nếu giao dịch không như ý muốn.
Hãy sử dụng máy tính giao dịch để thiết lập giao dịch của bạn.
Máy tính ký quỹ: Xem số tiền ký quỹ cần có để mở một lệnh.
Máy tính lời/lỗ: Ước tính lợi nhuận và khoản thua lỗ, cũng như đặt mức cắt lỗ và chốt lời.
Máy tính điểm cơ bản: Ước tính lợi nhuận hoặc khoản thua lỗ có thể thu về dựa trên biến động điểm cơ bản.
Sẵn sàng giao dịch với ưu điểm của bạn chưa?
Tham gia cùng hàng ngàn nhà giao dịch và giao dịch CFD trên thị trường ngoại hối, cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và tiền điện tử!
Không được hiểu thông tin này là đề xuất; hoặc đề nghị chào mua/chào bán; hoặc chào mua/bán bất kỳ chứng khoán, sản phẩm hoặc công cụ tài chính nào; hoặc để tham gia vào bất kỳ chiến lược giao dịch nào. Thông tin được soạn lập mà không xét đến các mục tiêu, tình hình tài chính hoặc nhu cầu của bạn. Mọi thông tin đề cập đến hiệu suất và dự đoán trong quá khứ đều không phải là chỉ báo đáng tin cậy về kết quả trong tương lai. Axi không cam đoan và không chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác và đầy đủ của nội dung trong ấn phẩm này. Người đọc nên xin tư vấn riêng.
FAQ
Tất cả các sản phẩm giao dịch có đòn bẩy, bao gồm cả CFD cổ phiếu, đều có một mức độ rủi ro nào đó. Bạn nên sử dụng các chiến lược quản lý rủi ro phù hợp với phong cách và chiến lược giao dịch của mình. Axi có nhiều tài nguyên đào tạo toàn diện để giúp bạn hiểu rõ hơn về các rủi ro trong giao dịch và cách quản lý rủi ro.
Không, bạn không sở hữu bất kỳ phần nào của tài sản cơ sở. Khi bạn giao dịch CFD cổ phiếu, bạn chỉ giao dịch theo biến động giá của tài sản cơ sở.
Giao dịch CFD cổ phiếu cho phép bạn giao dịch với đòn bẩy, nghĩa là bạn có thể đầu cơ vào biến động của giá cổ phiếu với số vốn nhỏ hơn số tiền thường được yêu cầu để mua và sở hữu một cổ phiếu thực tế.
Khi giao dịch bằng đòn bẩy, bạn phải đáp ứng yêu cầu ký quỹ. Nếu tổng số dư của bạn giảm xuống dưới yêu cầu ký quỹ, các lệnh của bạn sẽ tự động đóng lại với mức thua lỗ.
So với giao dịch ngoại hối, thị trường cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố. Biến động giá cổ phiếu đặc biệt nhạy cảm với các tin tức liên quan đến tình hình tài chính của công ty và những xu hướng chung của thế giới. Ví dụ, giá cổ phiếu của công ty công nghệ NVIDIA đã tăng mạnh do Bitcoin ngày càng phổ biến, đây là loại tiền điện tử cần sử dụng card đồ họa của NVIDIA để đào coin.
Có nhiều người hiểu lầm rằng mình phải tốn rất nhiều tiền để giao dịch CFD cổ phiếu. Mặc dù đúng là giao dịch cổ phiếu truyền thống có thể cần nhiều vốn, ví dụ, với số vốn 1.000 USD, bạn chỉ có thể mua 2 cổ phiếu Netflix có giá 500 USD, nhưng CFD cổ phiếu thì không như vậy. Nhờ đòn bẩy, bạn có thể mua tối đa 40 cổ phiếu CFD của Netflix với cùng số vốn đó.
Khi giao dịch CFD, bạn có thể phải chịu phí qua đêm. Nghĩa là bạn sẽ phải chịu phí dựa trên khoảng thời gian các lệnh của bạn được mở. Để biết thêm thông tin về phí, hãy xem Danh sách sản phẩm của chúng tôi.
Các nhà giao dịch thường hỏi CFD cổ phiếu nào là tốt nhất. Thông thường, mọi người thường giao dịch các cổ phiếu phổ biến hơn. Lý do là vì các cổ phiếu này thường được truyền thông đưa tin rộng rãi và có các diễn đàn thảo luận lớn, chuyên phân tích từng diễn biến của chúng. Đó cũng là một cơ chế tự điều chỉnh giúp ngăn chặn thông tin không chính xác và sai lầm đánh lừa các nhà đầu tư.
Tại Axi, chúng tôi cung cấp nhiều loại cổ phiếu mang đến nhiều cơ hội giao dịch cho khách hàng. Axi hiện cung cấp hơn 100 CFD cổ phiếu trên khắp các thị trường Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Châu Âu. Để xem toàn bộ về tất cả CFD cổ phiếu và múi giờ hoạt động của chúng, hãy tham khảo Danh sách sản phẩm của chúng tôi.
Axi không tính phí hoa hồng đối với giao dịch CFD cổ phiếu.
Phí được tính theo chênh lệch. Để tính tổng chi phí chênh lệch, bạn chỉ cần nhân giá trị tiền tệ của lệnh trên mỗi điểm với chênh lệch. Bạn cần lưu ý rằng quy mô lệnh CFD được tính trên hợp đồng hoặc lô, nghĩa là bạn sẽ phải thêm một bước tính toán.
Xin lưu ý rằng bạn có thể sẽ phải trả phí để giữ lệnh qua đêm. Tỷ lệ giữ lệnh qua đêm đối với CFD cổ phiếu sẽ được tính theo tỷ giá liên ngân hàng cơ bản đối với đồng tiền của cổ phiếu liên quan, cộng thêm 2,5% đối với lệnh mua và trừ 2,5% đối với lệnh bán (có thể áp dụng trường hợp ngoại lệ). Để biết thêm thông tin chi tiết về phí và giờ giao dịch, vui lòng xem Danh sách sản phẩm của chúng tôi.